Khoa Khám bệnh – Cấp cứu là nơi đầu tiên tiếp nhận, khám bệnh và cấp cứu cho tất cả các bệnh nhân tới Bệnh viện Thiện Hạnh.
Khoa có đội ngũ Bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên khác có trình độ, nhiều kinh nghiệm và tận tâm.
Khoa được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết cho việc khám bệnh – cấp cứu.
Khoa tiếp nhận cấp cứu cho mọi đối tượng người bệnh 24/24h.

BSCKI. Hoàng Đức Hưng – Trưởng khoa
Tốt nghiệp sau đại học tại trường Đại Học Y Hà Nội; đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội khoa và y học cấp cứu. Thường xuyên tham dự các khoá đào tạo liên tục về lĩnh vực nội khoa, cấp cứu. Tham dự nhiều hội nghị, hội thảo về chuyên ngành nội khoa, cấp cứu...
BSCKI. Vũ Đức Thịnh – Phó Trưởng khoa
Tốt nghiệp sau đại học tại trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội khoa và y học cấp cứu. Thường xuyên tham dự các khoá đào tạo liên tục về lĩnh vực nội khoa, cấp cứu. Tham dự nhiều hội nghị, hội thảo về chuyên ngành nội khoa, cấp cứu...
BSCKI. Huỳnh Quý Minh – Cố vấn Trưởng khoa
Là Bác sĩ đã có hơn 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu, khám bệnh nội khoa, đã được đào tạo chuyên sâu về nhiều lĩnh vực trong hồi sức cấp cứu, nội khoa...
BS. Đặng Thanh Bình
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội khoa, cấp cứu; thường xuyên tham dự các khóa đào tạo liên tục về nội khoa, cấp cứu. BS. Đặng Thanh Bình là Bác sĩ được đào tạo bài bản về phân tích dữ liệu và nghiên cứu khoa học chuẩn quốc tế và đã tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học.
BS. Hoàng Dũng
Có hơn mười năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp cứu y khoa, đang học sau đại học tại trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành hồi sức cấp cứu. Đã theo học khóa đào tạo về y học cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều khóa đào tạo liên tục nội khoa, cấp cứu...
BS. Lê Minh Tú
Tốt nghiệp Bác sĩ tại Đại học Tây Nguyên, có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp cứu ban đầu, tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên sâu về Nội khoa, luôn tận tâm trong công việc.
Cấp cứu nội khoa
Cấp cứu các bệnh về tim mạch

Cấp cứu các bệnh về đường hô hấp

Cấp cứu các bệnh về đường tiêu hóa

Cấp cứu các bệnh về thận – tiết niệu

Bệnh lý về gan mật
- Viêm gan virus (B, C…)
- Viêm gan do rượu.
- Áp xe gan do amibe và vi trùng.
- Xơ gan.
- Ung thư gan.
- Các bệnh lý gan mật khác…

Bệnh lý về thần kinh
- Tai biến mạch máu não.
- Rối loạn tuần hoàn não.
- Các bệnh lý thần kinh khác…

Bệnh lý về huyết học
- Thiếu máu cấp và mạn tính.
- Thiếu máu di truyền (thalassemia, bệnh huyết sắc tố).
- Thiếu máu thiếu sắt.
- Giảm tiểu cầu miễn dịch.
- Các bệnh lý huyết học khác…

Bệnh lý nhiễm trùng và ký sinh trùng
- Sốt rét.
- Sốt xuất huyết.
- Các bệnh lý nhiễm trùng và ký sinh trùng khác…

Cấp cứu ngoại khoa
Bệnh lý ngoại tổng quát
- Sơ cấp cứu bệnh lý vết thương lồng ngực, vết thương tim.
- Sơ cấp cứu vỡ gan, vỡ lách, vỡ tạng rỗng…
- Viêm ruột thừa.
- Viêm túi mật.
- Thủng dạ dày.
- Sỏi niệu quản, sỏi thận.
- Chấn thương ngực kín tràn tràn máu màng phổi.
- Các bệnh lý khác….

Bệnh lý chấn thương
- Sơ cấp cứu các loại gãy xương.
- Sơ cấp cứu các loại trật khớp.
- Sơ cấp cứu và xử trí các loại mạch máu.
- Sơ cấp cứu và xử trí các loại vết thương phần mềm.
- Các bệnh lý chấn thương khác….

Bệnh lý thần kinh cột sống
- Sơ cấp cứu các bệnh lý chấn thương sọ não.
- Sơ cấp cứu các bệnh lý chấn thương cột sống.
- Và các bệnh lý thần kinh cột sống khác…

Cấp cứu sản phụ khoa
Bệnh lý sản phụ khoa
- Sơ cấp cứu các bệnh lý u nang buồng trứng xoắn.
- Sơ cấp cứu các bệnh lý chữa ngoài tử cung.
- Sơ cấp cứu các trường hợp chuyển dạ có bệnh lý nội khoa.
- Sơ cấp cứu các bệnh lý sản phụ khoa khác…

Hướng dẫn cấp cứu ban đầu
Cấp cứu ban đầu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính, mục đích là để cứu sống nạn nhân, hoặc làm hạn chế những nguy hiểm đe dọa người bệnh, hoặc ngăn không cho tình trạng xấu đi, thúc đẩy quá trình hồi phục. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Đại cương – Trong…
Hổ trợ bệnh nhân cấp cứu
Các bác sĩ và điều dưỡng của “Phòng cấp cứu ban đầu” làm việc 24/24h. Nhân viên bệnh viện sẽ đón và hỗ trợ bệnh nhân đi cấp cứu và gia đình từ ngoài cửa “Phòng cấp cứu ban đầu”. Các bác sĩ và điều dưỡng của “Phòng cấp cứu ban đầu” sẽ tiến hành cấp cứu BN ngay lập tức mà không phụ thuộc vào thủ tục hành chính.…
Phình động mạch chủ bụng
Tại Mỹ, hằng năm có khoảng 15.000 người chết vì phình động mạch chủ bụng; tần suất mắc bệnh ở nam giới gấp 4 lần nữ giới. Do tiến triển thầm lặng, phình động mạch chủ thường không có các triệu chứng điển hình, cho đến khi khối phình to lên và biểu hiện bằng triệu chứng dọa vỡ. Thế nào là phình động mạch chủ bụng? Động mạch chủ bụng là động mạch lớn nhất và dài nhất trong…
Thời gian vàng cấp cứu người nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim cấp là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tử vong cao. Theo phó Giáo sư Phạm Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam, với bệnh nhồi máu cơ tim cấp, thời gian chính là sự sống. Theo nghiên cứu mới nhất trên thế giới, từ lúc bệnh nhân có biểu hiện đau thắt ngực hoặc quỵ xuống đến lúc được can thiệp động mạch vành dưới 2 giờ là thời gian tốt nhất,…
Dịch sốt xuất huyết bùng phát tại Đắk Lắk
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Bệnh có thể gây ra dịch lớn với nhiều người mắc, gây ảnh hưởng lớn về kinh tế - xã hội. Những trường hợp bệnh nặng có thể gây tử vong, đặc biệt là với trẻ em. Từ đầu năm 2016 đến nay, tại tỉnh Đắk Lắk đã có trên 1.200 trường hợp bệnh nhân nhiễm bệnh sốt xuất huyết, đáng lo…
Phương pháp mới điều trị tai biến mạch máu não
Một nghiên cứu trên 130 bệnh nhân tại Hàn Quốc và Nhật Bản bị hẹp mạch máu não và hệ động mạch đốt sống đặt stent (ống thông mạch máu) điều trị nhồi máu não thành công trên 90%. Sau nhiều năm nghiên cứu, tiếp cận với phương pháp can thiệp nội mạch để đặt stent ở các nước có nền y khoa hiện đại, bác sĩ Trần Chí Cường, Khoa DSA bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM cho biết,…
Điện giật
Xin chào Bác sĩ, hiện nay tai nạn do điện giật tại địa phương tôi xảy ra rất nhiều đặc biệt trong mùa mưa này nhưng đa phần mọi người không biết cách xử trí khi xảy ra điện giật. Vậy nhờ Bác sĩ tư vấn giúp tôi, cần phải làm gì khi bị điện giật và làm gì để hạn chế bị điện giật? Tôi xin cảm ơn.
Tiểu đường
Xin chào bác sĩ, tôi năm nay 54 tuổi, đang điều trị tiểu đường typ 2 với hai loại thuốc, chế độ ăn theo lời dặn của Bác sỹ, mấy ngày nay tôi hay có cơn thoáng qua vã mồ hôi, run tay chân kèm cảm giác đói bụng. Vậy các dấu hiệu trên có phải là bệnh nặng lên hay do dùng thuốc và chế độ ăn uống?. nhờ bác sỹ tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn.
Cơn đau thắt ngực
Hỏi: Xin chào Bác sĩ, tôi năm nay 45 tuổi, đang điều trị tăng huyết áp, khoảng 02 ngày nay tôi hay bị khó thở, hồi hộp, đau tức ngực lan xuống 2 bên tay và phần trên rốn. Khi ngồi nghỉ thì cơn đau giảm dần. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có bị bệnh gì không? Bệnh này có nguy hiểm không? Có cần phải điều trị…
Viêm gan có dẫn đến xơ gan không?
Câu hỏi:Mẹ tôi xét nghiệm máu có kết luận viêm gan siêu vi B nhưng men gan không tăng. Vậy mẹ tôi có bị viêm gan không? Có dẫn đến xơ gan không? Trả lời: Chào bạn! Rất tiếc là bạn không cung cấp cho chúng tôi tất cả xét nghiệm mà mẹ bạn đã được làm, vì nếu có kết quả xét nghiệm đầy đủ, tôi sẽ trả lời…
Viêm dạ dày có chuyển thành ung thư?
Câu hỏi:Em đi khám nội soi bị viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP. Xin hỏi bệnh em có nặng không, bệnh này nếu điều trị không khỏi có bị ung thư dạ dày không ạ? Trả lời: Chào bạn! Vi khuẩn H.pylori là nguyên nhân gây ra một số bệnh ở dạ dày như loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày cấp hoặc mạn. Nguy…
Nhồi máu cơ tim
Thế nào là nhồi máu cơ tim (NMCT)? Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một tình trạng hoại tử một phần cơ tim cấp tính do giảm sút đáng kể lượng máu cung cấp đến một vùng của cơ tim [1]. Nguyên nhân nào gây ra NMCT? Nguyên nhân thường gặp nhất là xơ vữa động mạch. Các yếu tố gây xơ vữa động mạch: lipid máu cao, THA, đái…