Gãy cổ xương đùi là trường hợp gãy xương mà đường gãy nằm giữa chỏm xương đùi và khối mấu chuyển.
Đây là kiểu gãy thường gặp ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi), phụ nữ mãn kinh, lâu lành và nhiều biến chứng nên cần phẫu thuật sớm.
Người già chất lượng xương kém do loãng xương. Thường gãy cổ xương đùi do trượt té, bước hụt chân khi sinh hoạt. Ở người trẻ thường do chấn thương nặng.
Do đặc điểm giải phẫu cổ xương đùi nằm trong bao khớp, khi gãy xương không tạo cal xương từ màng xương. Mạch máu nuôi dưỡng ít và nhỏ nên gãy cổ xương đùi rất dễ tổn thương mạch máu dẫn đến thiếu máu nuôi làm cho xương lâu lành. Cổ xương đùi nằm vùng chịu tác động của hai lực ngược chiều nhau nên khi gãy dễ di lệch thứ cấp.
Chẩn đoán như thế nào?
Gãy cổ xương đùi đa số dễ chẩn đoán dựa vào:
- Bệnh nhân trượt té, bước hụt chân…
- Sau tai nạn đa số không đi được, chân đau có thể co duỗi tùy thuộc vào hình thái gãy. Các mốc xương của chi biến dạng.
- Ấn chẩn thấy đau ngay vùng háng, đau khi gõ dồn từ gót chân.
Cận lâm sàng:
- X quang khung chậu tư thế thẳng và nghiêng.
- CT scan
Phân loại: thường dùng phân loại theo Garden (1961)
Các kiểu gãy cổ xương đùi phân loại Garden.
Biến chứng của gãy cổ xương đùi
- Gãy cổ xương đùi có thể làm trầm trọng hơn các bệnh đã có ở người bệnh (nhất là người cao tuổi) như tim mạch, thận, phổi..
- Bệnh nhân nằm lâu gây viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, loét các vị trí tì đè, huyết khối…tăng nguy cơ tử vong.
- Ngoài ra biến chứng muộn có thể gặp hoại tử chỏm xương đùi (xảy ra muộn có thể sau nhiều năm). Không liền xương do những nguyên nhân nói trên.
Điều trị như thế nào?
- Sơ cứu bằng cách bất động bằng nẹp cho bệnh nhân.
- Điều trị bảo tồn khi bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe để phẫu thuật.
Điều trị phẫu thuật cần cần phẫu thuật sớm khi đủ điều kiện. Có nhiều phương pháp như: kết hợp xương, thay chỏm, thay khớp.
Phẫu thuật thay khớp điều trị gãy cổ xương đùi.
Phòng ngừa
- Phòng tránh loãng xương cho người cao tuổi.
- Phòng tránh té ngã cho người cao tuổi trong sinh hoạt như chống trượt, sắp xếp tránh vật cản đường gây vấp ngã, san bằng các hố mấp mô, làm tay vịn, thắp sắp các lối đi,…
- Tuân thủ các quy định về giao thông.
- Hướng dẫn cách sơ cứu cho mọi người.
Tại Bệnh viện Thiện Hạnh đã tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh nhân gãy cổ xương đùi bằng các phương pháp như trên. Trong đó phẫu thuật thay khớp cho bệnh nhân mang lại hiệu quả rõ rệt cho bệnh nhân, bệnh nhân có thể vận động sớm giúp hạn chế các biến chứng của bệnh. Sau đây là trường hợp bệnh nhân mới được điều trị tại Khoa Ngoại, Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh.
Bệnh nhân: Mông Văn Dày Tuổi:1961
Địa chỉ: Thôn Đông Sơn, X. Long Sơn, H. Đăk Mil, T. Đăk Nông
Vào viện 24/03/2017 Ra viện: 11/04/2017
Bệnh nhân trượt chân té đập mông Phải xuống đất, sau tai nạn không đi lại được đau nhiều vùng háng Phải được gia đình đưa vào viện.
Vào viện được chẩn đoán: gãy cổ xương đùi Phải.
Bệnh nhân được các Bác sĩ Khoa Ngoại bệnh viện Thiện Hạnh thay khớp háng toàn phần bên Phải. Sau 03 ngày bệnh nhân có thể đứng dậy được, sau 07 ngày đi lại tốt với khung nâng đỡ.
Hiện tại sức khỏe bệnh nhân đã hồi phục, đi lại tốt với khung nâng đỡ.
X Quang trước mổ: gãy cổ xương đùi Phải
X Quang sau mổ: Thay khớp háng toàn phần Phải
Bs CKI Trần Văn Trung – Điện thoại: 0911.722.269