17 Nguyễn Chí Thanh, P. Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

0262 3 950 606 – 115

0262 3 950 606

Xét nghiệm Giun đũa chó (Toxocara canis)

Bệnh giun đũa chó mèo, là một bệnh truyền nhiễm với tác nhân gây bệnh là Toxocara canis hay Toxocara cati, một loài giun tròn thường được gọi là giun đũa của chó, mèo do loài Toxocara canis ký sinh ở chó gây bệnh cho người. Các giun này sẽ đẻ trứng, sau đó trứng sẽ theo phân ra ngoài môi trường, sau khoảng 1-2 tuần, các trứng này sẽ phát triển và hóa phôi. Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do thói quen đùa nghịch với đất cát, mà đất cát lại là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó, mèo. Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi và hệ thần kinh trung ương.

  • Tổng quan
  • Tại sao lựa chọn Thiện Hạnh?

1. Bệnh Giun đũa chó (Toxocara canis) gây bệnh cho người như thế nào?

Ở ký chủ vĩnh viễn (chó hay mèo nhà), giun trưởng thành sống trong lòng ruột non. Người mắc bệnh khi nuốt phải trứng giun đũa chó, mèo đã hoá phôi. Nhưng các ấu trùng từ trứng nở ra sẽ không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành và sẽ chu du trong cơ thể người trong vài tháng đến nhiều năm. Các ấu trùng này sẽ bị phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt hoặc khiến chúng ngưng phát triển nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã gây tổn thương tại các mô và gây nên bệnh giun đũa chó, mèo ở người. 

Giun trưởng thành sống trong ruột non của ký chủ chính, thường là chó hoặc mèo. Khi người nuốt phải trứng giun đũa chó, mèo đã hóa phôi từ môi trường bị ô nhiễm, trứng sẽ nở ra ấu trùng trong cơ thể người. Tuy nhiên, các ấu trùng này không thể phát triển thành giun trưởng thành như trong cơ thể chó mèo. Thay vào đó, chúng di chuyển qua các mô và cơ quan trong cơ thể người trong vài tháng đến nhiều năm. Cơ thể người sẽ phản ứng bằng cách kích hoạt phản ứng viêm để tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của ấu trùng. Tuy nhiên, trước khi bị khống chế, ấu trùng đã gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho mô, dẫn đến bệnh giun đũa chó, mèo ở người.
Mức độ tổn thương của cơ thể cùng với các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như cơ quan mà chúng xâm lấn: gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt…

2. Chẩn đoán bệnh giun đũa chó, mèo là một việc khó vì:

– Triệu chứng trong các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo không đặc hiệu cho bệnh. Triệu chứng trong các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo thường không đặc hiệu, tức là chúng có thể giống với các bệnh khác và khó nhận biết sớm.
– Ấu trùng có thể phân tán rộng trong cơ thể và không phải lúc nào làm sinh thiết cũng phát hiện được ấu trùng,
– Huyết thanh chẩn đoán ELISA sử dụng kháng nguyên ngoại tiết TES (Toxocara excretory-secretory antigen) có thể dương tính chéo với các trường hợp nhiễm giun, sán khác (giun đũa, giun móc, giun lươn, giun chỉ hệ bạch huyết, sán lá gan lớn, sán dây).

Năm 2001, Pawlowski đề xuất 5 markers dấu hiệu cho bệnh giun đũa chó, mèo:

  1. Đặc điểm của bệnh nhân và bệnh sử
  2. Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng
  3. Chẩn đoán huyết thanh dương tính
  4. Tăng bạch cầu ái toan
  5. Nồng độ IgE tăng

3. Xét nghiệm giun đũa chó mèo tại Bệnh viện Thiện Hạnh đáp ứng được nhu cầu chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân 

4. Cách phòng ngừa 

– Nên ăn chín, uống sôi

– Rửa tay với xà phòng sau khi chơi đùa với chó, mèo, sau khi nghịch đất cát và trước khi ăn uống.

– Vệ sinh môi trường xung quanh nhà, khu vực vui chơi của trẻ nhỏ, khu vực có nguy cơ có phân chó, mèo

– Phân chó, mèo phải được chôn lấp hay bỏ vào túi và vứt bỏ vào thùng rác.

– Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo.

Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh là cơ sở y tế uy tín cung cấp xét nghiệm giun đũa chó bằng phương pháp ELISA. Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại hoàn toàn tự động nhằm đưa ra kết quả chính xác nhanh chóng và đáng tin cậy.