17 Nguyễn Chí Thanh, P. Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

0262 3 950 606 – 115

0262 3 950 606

Viêm phổi cộng đồng

Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) được định nghĩa là viêm phổi mắc phải ngoài bệnh viện, là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong và bệnh tật trên toàn thế giới. Các căn nguyên vi khuẩn được xác định phổ biến nhất là các chủng Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, vi khuẩn không điển hình như Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Legionella và vi rút.

  • Tổng quan
  • Tại sao lựa chọn Thiện Hạnh?

Viêm phổi cộng đồng là gì?

Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) được định nghĩa là viêm phổi mắc phải ngoài bệnh viện, là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong và bệnh tật trên toàn thế giới. Các căn nguyên vi khuẩn được xác định phổ biến nhất là các chủng Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, vi khuẩn không điển hình như Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Legionella và vi rút.

Các số liệu về bệnh viêm phổi cộng đồng:

  • Tại Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 4 triệu người bị nhiễm viêm phổi, trong đó số trường hợp cần phải nhập viện chiếm tỷ lệ 20%;
  • Tỷ lệ tử vong của các ca bệnh nội trú là 15 – 30%, còn trường hợp điều trị ngoại trú chiếm 1- 5%;
  • Chi phí điều trị bệnh viêm phổi hàng năm chiếm khoảng 9,7 tỷ Đô la
  • Trung bình cứ 1000 người thì có từ 8 – 15 người bị nhiễm viêm phổi cộng đồng;
  • Ở nước ta, giai đoạn 1997 – 2000 tại bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 3.606 bệnh nhân điều trị tại khoa Hô hấp, trong đó có 345 (khoảng 9,57%) trường hợp bị viêm phổi – xếp thứ 4 trong số các bệnh về đường hô hấp.
  1. Nguyên nhân của viêm phổi cộng đồng
  1. Chẩn đoán viêm phổi cộng đồng

Lâm sàng

  • Triệu chứng cơ năng: tam chứng màng phổi (sốt cao lạnh run, ho khạc đàm mủ, đau ngực kiểu màng phổi)
  • Triệu chứng thực thể: hội chứng nhiễm trùng, hội chứng đông đặc kèm ran nổ khi khám phổi.

Cận lâm sàng: 

  • Công thức máu có tăng bạch cầu chung, ưu thế tế bào đa nhân trung tính
  • X quang: hình ảnh kính mờ, đông đặc. Hình ảnh tăng đậm độ trên X quang lồng ngực được tạm xem là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán viêm phổi. Tuy nhiên X quang phổi cũng có nhiều giới hạn trong chẩn đoán xác định viêm phổi.
  • Xét nghiệm đờm: bệnh nhân sẽ được lấy một ít chất lỏng từ phổi để phân tích nhằm điều tra nguyên nhân nhiễm trùng là do đâu;
  • Nuôi cấy dịch màng phổi: cũng là một phương pháp để giúp tìm ra loại nhiễm trùng, bằng cách đặt một cây kim giữa xương sườn của bệnh nhân tại khu vực màng phổi để phân tích mẫu chất lỏng được lấy ra ở đây;
  • Chụp CT: được tiến hành khi hình ảnh viêm phổi không thể hiện rõ ràng. Chụp CT sẽ giúp thu lại hình ảnh chi tiết hơn về phổi của bệnh nhân.
  • Trong một số trường hợp viêm phổi có thể khó chẩn đoán hoặc bị bỏ qua: (1) béo phì, khí phế thủng, bất thường cấu trúc phổi làm che mờ tổn thương viêm phổi; (2) bệnh vào giai đoạn quá sớm,mất nước nặng, giảm bạch cầu hạt nặng, nhiễm Pneumocystis carinii trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch. 

Hoặc chẩn đoán nhầm: (1) phù phổi trong suy tim ứ huyết,
hẹp hai lá; (2) nhồi máu phổi; (3) hội chứng nguy ngập hô hấp cấp tính ARDS;(4) xuất huyết phế nang; (5) K phế quản hoặc K di căn phổi; (6) xẹp phổi;(7) viêm phổi sau xạ trị; (8) viêm nhu mô phổi không do nhiễm trùng (viêm mạch máu phổi, viêm phế nang do dị ứng, viêm mô
kẽ phổi do miễn dịch bao gồm phản ứng thuốc); (9) tăng tế bào ái toan ở phổi; (10) Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn.

  1. Biến chứng của viêm phổi cộng đồng
  • Khó thở: nếu bệnh nhân bị viêm phổi nặng hoặc cơ thể đang có những bệnh phổi mạn tính tiềm ẩn, người bệnh sẽ có nguy cơ bị khó thở và có thể phải sử dụng đến máy thở;
  • Nhiễm khuẩn huyết: Vi khuẩn khi xâm nhập vào phổi đi theo đường máu gây bệnh cho những cơ quan khác, khiến suy tạng rất nguy hiểm;
  • Tràn dịch màng phổi: là tình trạng các chất lỏng tích tụ nhiều trong màng phổi do vi khuẩn gây nên;
  • Áp xe phổi: các áp xe hình thành khi một khoang trong phổi có mủ và thường được loại bỏ bằng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật.
  1. Điều trị viêm phổi cộng đồng

Một khi đã thành lập chẩn đoán viêm phổi, bác sĩ lâm sàng phải quyết định hai việc quan trọng: (1) điều trị viêm phổi ở đâu và (2) sử dụng kháng sinh ban đầu là gì.

  • Đánh giá mức độ nặng:
  • Đánh giá mức độ nặng viêm phổi cho phép quyết định điều trị viêm phổi ngoại trú hay nội trú và nếu điều trị nội trú thì sẽ điều trị tại khoa hô hấp hay khoa ICU.Các thang điểm CURB-65, PSI, ATS là các công cụ giúp xác định mức độ nặng viêm phổi và chọn lựa nơi chốn để điều trị.
  • Chọn kháng sinh điều trị ban đầu:
  • Bất kỳ khi nào có thể kháng sinh lựa chọn điều trị ban đầu nên tùy theo vi khuẩn gây bệnh nghĩa là lựa chọn kháng sinh dựa trên kết quả vi sinh. Đáng tiếc là vào thời điểm ban đầu hiếm khi bác sỹ lâm sàng có được kết quả vi sinh, đặc biệt là trong trường hợp viêm phổi cộng đồng. Vì thế lựa chọn kháng sinh ban đầu đa số là dựa trên kinh nghiệm.
  • Đối với bệnh nhân nhập viện cần phải thực hiện việc lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm vi sinh trước khi sử dụng kháng sinh: máu, đàm, dịch màng phổi. Đối với viêm phổi nhẹ có thể chờ đợi thực hiện xong xét nghiệm vi sinh rồi mới bắt đầu điều trị. Đối với viêm phổi nặng việc chậm trễ khởi động kháng sinh > 8 giờ sẽ làm tăng nguy cơ tử vong và thời gian nằm viện.
  • Các chứng cứ bác sĩ lâm sàng thường dựa vào để quyết định loại kháng sinh theo kinh nghiệm là: (1) loại viêm phổi cộng đồng, bệnh viện, hay liên quan chăm sóc y tế; (2) yếu tố cơ địa của bệnh nhân: tuổi, bệnh đồng mắc và tình trạng suy giảm miễn dịch; (3) tiền sử dụng kháng sinh trước đó; (4) biểu hiện lâm sàng đặc hiệu cho bệnh; (5) yếu tố dịch tễ như là mùa dịch cúm, vùng dịch tễ nhiễm phế cầu kháng macrolid…
  • Dựa vào các yếu tố trên, người ta đưa ra các hướng dẫn điều trị viêm phổi. Hướng dẫn thường được nhắc đến nhiều nhất là khuyến cáo điều trị của IDSA/ATS
  • Một điều gây ngạc nhiên là nghiên cứu sau đó cho thấy việc điều trị viêm phổi theo hướng dẫn lại mang đến kết cục xấu hơn, tử vong cao hơn là điều trị không tuân theo hướng dẫn.
  • Điều trị tại nhà
  • Đảm bảo cơ thể không thiếu nước: giữ thói quen uống nước ngay cả khi không khát để làm giãn lỏng chất nhầy chứa trong phổi;
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: không nên quay trở lại vận động mạnh hoặc làm việc, học tập cho tới khi  ngừng ho ra chất nhầy hoặc thấy cơ thể không còn dấu hiệu sốt;
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn: tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng kháng sinh và phác đồ như bác sĩ đã hướng dẫn. Không tự ý bỏ thuốc nếu thấy đã hết triệu chứng viêm phổi vì vi khuẩn có thể nhân cơ hội này mà tiếp tục sinh sôi phát triển

Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh chúng tôi với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị viêm phổi, với đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về chuyên khoa hô hấp, cùng với kỹ thuật xét nghiệm hiện đại bậc nhất khu vực tây nguyên như: X quang kỹ thuật số, CT SCAN, MRI, vi sinh nuôi cấy…Chúng tôi đã và đang điều trị các bệnh nhân viêm phổi với nhiều mức độ khác nhau và luôn cố gắng mang lại hiệu quả tốt nhất với chi phí thấp nhất và sự hài lòng cho người bệnh.

Lý Do Lựa Chọn Dịch Vụ tại Bệnh Viện Thiện Hạnh

Khoa Nội Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh luôn tự hào có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực Thần kinh, cùng với sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc chẩn đoán và theo dõi điều trị như máy CT-Scanner 256 dãy, MRI (cộng hưởng từ) 1.5 Tesla. Khoa Nội Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh luôn hướng tới cập nhật điều trị sát với các hướng dẫn thực tế, thực hành không chỉ trong nước mà còn từ xu thế chung của thế giới.