17 Nguyễn Chí Thanh, P. Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

0262 3 950 606 – 115

0262 3 950 606

Dịch vụ Gây mê tĩnh mạch có kiểm soát nồng độ đích

Gây mê tĩnh mạch có kiểm soát nồng độ đích (TCI) là một phương pháp gây mê kiểm soát nồng độ đích. Nó sử dụng phần mềm trên bơm điện để xác định nồng độ thuốc gây mê tác động vào não hoặc huyết tương của bệnh nhân ngay khi sử dụng thuốc. Khi kết hợp với thiết bị theo dõi độ mê (BIS), phương pháp này giúp người bệnh đạt được trạng thái gây mê phù hợp, tránh tình trạng bị số lượng thuốc quá nhiều hoặc quá ít.

Nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu về dược động học cùng sự phát triển của công nghệ trong bơm tiêm, phương pháp gây mê tĩnh mạch toàn bộ (Total Intra – Venous Anaesthesia – TIVA) đã ra đời. Trong đó, việc sử dụng thuốc mê thông qua cách kiểm soát nồng độ đích (Target Controlled Infusion – TCI) là điều cốt yếu. Gây mê TIVA – TCI mang lại nhiều lợi ích hơn là sử dụng thuốc mê theo cách truyền thống. Phương pháp này giúp giảm tình trạng buồn nôn và nôn sau phẫu thuật, giảm ô nhiễm không khí, dự đoán tình trạng tỉnh táo một cách chính xác, giúp bệnh nhân tỉnh lại sớm hơn và huyết động ổn định hơn, đồng thời hạn chế các vấn đề về phổi do thiếu ôxy, giảm áp lực nội sọ và nguy cơ ngộ độc thuốc.

  • Tổng quan
  • Tại sao lựa chọn Thiện Hạnh?

1. Gây mê tĩnh mạch có kiểm soát nồng độ đích (TCI) là gì?

TCI là một phương pháp gây mê kiểm soát nồng độ đích. Nó sử dụng phần mềm trên bơm điện để xác định nồng độ thuốc gây mê tác động vào não hoặc huyết tương của bệnh nhân ngay khi sử dụng thuốc. Khi kết hợp với thiết bị theo dõi độ mê (BIS), phương pháp này giúp người bệnh đạt được trạng thái gây mê phù hợp, tránh tình trạng bị số lượng thuốc quá nhiều hoặc quá ít.

2. Những trường hợp chỉ định TCI

  • Phẫu thuật hay can thiệp liên quan đến hệ thần kinh.
  • Các phẫu thuật cần theo dõi sự phục hồi thần kinh sớm như phẫu thuật cột sống.
  • Can thiệp hút trứng.
  • Phẫu thuật ngoại trú.
  • Bệnh nhân nhạy cảm, có nguy cơ tăng thân nhiệt ác tính.
  • Bệnh nhân có nguy cơ buồn nôn và nôn sau phẫu thuật.
  • Phẫu thuật nội soi phế quản, các can thiệp laser tại phế quản.
  • Phẫu thuật cắt thùy phổi, cắt phổi, phẫu thuật nội soi lồng ngực.
  • An thần cho bệnh nhân khi gây tê vùng.

3. Những trường hợp nên sử dụng phương pháp gây mê kiểm soát nồng độ đích (TCI).

Thực ra, phương pháp gây mê TCI thậm chí có thể áp dụng cho tất cả loại phẫu thuật có sử dụng gây mê tĩnh mạch toàn thân kèm đặt nội khí quản và kiểm soát hô hấp. Tuy nhiên, nó đặc biệt hiệu quả ở những trường hợp như:

  • Với bệnh nhân có thể trạng yếu: Người lớn tuổi, thể trạng không tốt. Bệnh nhân có tình trạng huyết động không ổn định.
  • Liên quan đến các ca phẫu thuật: Các phẫu thuật nội soi như nội soi tiêu hóa, nội soi lồng ngực, nội soi phế quản. Những phẫu thuật cần phục hồi thần kinh nhanh chóng sau khi mổ, ví dụ như phẫu thuật u não hay phẫu thuật cột sống.

4. Ưu điểm của TCI? Gây mê bằng phương pháp TCI có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống: Nồng độ thuốc mê ổn định giúp kiểm soát tốt hơn độ mê của bệnh nhân. Cho phép chọn lựa nồng độ thuốc gây tác dụng mong muốn, tránh tình trạng dùng quá liều. Bệnh nhân sẽ tỉnh lại nhanh chóng sau phẫu thuật, ngăn tình trạng tỉnh chậm do gây mê tĩnh mạch thông thường. Tự động điều chỉnh lượng thuốc nếu việc tiêm truyền bị gián đoạn. Giúp tiết kiệm lượng thuốc mê, từ đó giảm bớt chi phí điều trị cho bệnh nhân.

Bệnh viện Đa Khoa Thiện Hạnh tự hào có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao trong lĩnh vực Gây mê hồi sức, giảm đau cùng với các trang thiết bị, máy móc hiện đại được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến, đảm bảo phục vụ công tác khám chữa bệnh được diễn ra tốt nhất.