17 Nguyễn Chí Thanh, P. Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

Chàm sữa ở trẻ em: Phân loại và xử trí đúng, giải tỏa nỗi lo khi mùa đông về

Chàm sữa hay còn gọi là viêm da cơ địa, là bệnh lý da liễu thường gặp ở trẻ em, chiếm đến 20% bệnh nhi đến khám tại phòng khám da liễu. Bệnh nặng lên vào mùa đông, 2 má đỏ hây hây là biểu hiện ở trẻ mắc viêm da cơ địa.
1. Đặc trưng của chàm sữa và phân loại
Chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ từ 2 tháng – 2 tuổi, có đặc tính là bệnh viêm da mạn tính, với đặc trưng bởi 3 triệu chứng chính là khô da, đỏ da và ngứa nhiều.

Bệnh thường khởi phát lúc trẻ 2 – 3 tháng tuổi, đặc trưng là các đám mụn nước trên nền da đỏ vùng 2 má, trán và cằm, trẻ cào gãi nhiều do ngứa khiến tổn thương chảy dịch nhiều, bệnh nhân bị ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “ngứa – gãi” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng.

Phân loại chàm sữa:
– Cấp tính: Nổi hồng ban, mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, đóng mài, ngứa.

– Mạn tính: Rát, mảng da dày, khô, tróc vảy, nhiều rãnh ngang và thay đổi sắc tố da sau viêm

– Bán cấp: Sang thương trung gian giữa giai đoạn cấp và mạn tính.

26146641011914284379289991977952697395521809n-16389581755231359317692Chàm sữa là dạng chàm thể tạng ở trẻ từ 2 tháng – 2 tuổi

2. Nguyên nhân gây chàm sữa
Có nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố di truyền chiếm 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh.

Trẻ có cơ địa dị ứng sẽ có nguy cơ mắc các bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng… Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. Trẻ mắc chàm sữa có hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào trong da gây viêm da, kích ứng da, nước trong da thoát ra ngoài quá mức gây khô da. Hậu quả sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh như khô da, ngứa, đỏ.

Ở trẻ em bệnh chàm sữa hiếm khi liên quan đến dị ứng thực phẩm. Nếu bạn nghĩ rằng con bạn có thể bị dị ứng thực phẩm, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dị ứng để đánh giá.

261673485609489720142572766465494202250272n-163895817555798281646Chàm sữa ở trẻ thường hay xuất hiện vào mùa đông

Yếu tố làm bệnh khởi phát:
– Dị nguyên (thức ăn, sữa công thức, không khí, vật nuôi, phấn hoa…)

– Các chất kích ứng da: Xà phòng, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc, bụi bặm…

– Khí hậu nóng, lạnh hay khô.

– Nhiễm trùng, nhiễm siêu virus.

– Da khô do tắm rửa nhiều lần.

3. Cần phân biệt chàm sữa với một số bệnh
– Chốc lây: Thương tổn là mụn nước, bóng nước, nhanh thành mụn mủ vỡ ra, khô lại đóng vảy có màu vàng.

– Mề đay vùng mặt: Sang thương sẩn phù rải rác, không đối xứng.

– Vảy phấn trắng: Vùng da có màu trắng, giới hạn rõ.

2614366449477426925475734299002008630684067n-16389581755071642577073Có nhiều nguyên nhân gây bệnh chàm sữa, trong đó yếu tố di truyền chiếm 60%

4. Cần xử trí đúng chàm sữa
Nguyên tắc xử trí

  • Chăm sóc da và làm ẩm da
  • Điều trị kháng viêm
  • Điều trị ngứa
  • Tùy vào từng cơ địa mà các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc thích hợp, nếu có bội nhiễm thì bác sĩ chỉ định chống viêm, kháng Histamine và kháng sinh nếu thấy có bội nhiễm mủ, nhiễm trùng.

Ngoài ra, cần giữ ẩm da giúp giảm độ nặng và tần suất tái phát, phục hồi da. Thời gian giữ ẩm đến khi khỏi hẳn. Thoa kem dưỡng ẩm trong vòng 3 phút sau khi tắm ngày 2-3 lần. Sau khi khỏi vẫn duy trì dùng một thời gian tránh tái. Tuy nhiên, những loại kem dùng cho trẻ cần dùng theo khuyến cáo của các bác sĩ, tránh loại kích ứng không an toàn với trẻ.

26239320630846057218164055581101874788315332n-16389581756001761108954Ở trẻ em bệnh chàm sữa hiếm khi liên quan đến dị ứng thực phẩm

5. Cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa tại nhà
Cha mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ tại nhà với nguyên tắc sau: Kháng sinh: Nếu thấy có bội nhiễm mủ, nhiễm trùng

– Vệ sinh tắm rửa:

  • Tắm nước ấm, không quá 2 lần mỗi ngày, không quá 15 phút tắm.
  • Dùng sữa tắm dịu nhẹ, pH trung tính hay acid nhẹ(5) hoặc Lactodiall.
  • Lau khô sau tắm bằng khăn mềm, mịn. Không chà mạnh.
  • Thoa chất dưỡng ẩm thường xuyên sau tắm 3 phút. Ngày 3-4 lần.
  • Không lên để trẻ tiếp xúc với bột giặt, hoá chất, phấn rôm, nước hoa…

– Quần áo: Quần áo trẻ phải làm từ 100% coton giúp trẻ thông thoáng, không mặc đồ quá chật hay vải băng sợi len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da.

– Tránh sướt da: Cắt ngắn móng tay của trẻ để tránh việc trẻ ngứa gãi gây nhiễm trùng da. Hoặc mang vớ găng tay cho trẻ hạn chế trẻ gãi.

– Không gian ở: Thông thoáng, sạch sẽ, không khói thuốc, nước hoa, động vật nuôi. Không để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm thấp

– Ăn uống: Kiêng thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ, cho trẻ uống thêm nước (ở trẻ không bú mẹ hoặc đã trên 6 tháng tuổi). Vệ sinh nhẹ nhàng sạch sẽ sau mỗi lần bú hoặc ăn.

6. Khi nào cần đến bệnh viện?
– Sang thương da lan rộng hết mặt hay toàn thân

– Bội nhiễm mủ trên vết chàm

– Sốt, lừ đừ, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc, khó chịu

7. Chàm sữa có chữa khỏi hoàn toàn?
Bệnh lý cơ địa nên chàm sữa rất khó chữa khỏi dứt điểm, thường tiến triển dai dẳng trong 2 năm đầu đời, 95% trẻ mắc chàm sữa sẽ ổn định sau 2 tuổi, 5% sẽ chuyển thành viêm da cơ địa ở trẻ lớn.

Tóm lại: Trẻ nhỏ nên làn da vô cùng nhạy cảm và mỏng manh, nhất là ở những năm tháng đầu đời. Vậy nên, nếu phát hiện các dấu hiệu chàm sữa, viêm da ở trẻ, cha mẹ không nên tự ý xử trí mà nên cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín, nhằm có cách thức điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên dùng các biện pháp đắp lá hay tự ý dùng thuốc bừa bãi, vì việc này sẽ càng làm tổn thương nặng hơn hoặc gây tác dụng phụ.

Theo: https://suckhoedoisong.vn/cham-sua-o-tre-em-phan-loai-va-xu-tri-dung-giai-toa-noi-lo-khi-mua-dong-ve-169211208171126443.htm

TIN TỨC NỔI BẬT