Đo thính lực đơn âm là một trong những kỹ thuật kiểm tra thính giác cơ bản nhất, được áp dụng rộng rãi trong việc đánh giá sức khỏe thính giác. Đây là phương pháp an toàn, không xâm lấn, không gây đau, giúp xác định ngưỡng nghe hiện tại của mỗi người, từ đó phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và đưa ra các biện pháp can thiệp hoặc điều trị phù hợp.
Tổng quan
Tại sao lựa chọn Thiện Hạnh?
1. Đo thính lực đơn âm là gì?
- Đo thính lực đơn âm, còn được gọi là Pure Tone Audiometry (PTA), là một phương pháp đo thính lực nhằm đánh giá độ nhạy và ngưỡng nghe của một người đối với các âm thanh ở nhiều tần số khác nhau. Quy trình thực hiện bằng cách phát các âm thanh thông qua tai nghe, lần lượt ở các dải tần số từ thấp đến cao.
- Các tần số phổ biến thường được sử dụng bao gồm 250 Hz, 500 Hz, 1 kHz, 2 kHz, 4 kHz và 8 kHz. Ngưỡng nghe tại mỗi tần số sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn ngưỡng nghe bình thường, qua đó xác định mức độ suy giảm thính lực nếu có.
- Kết quả đo thính lực đơn âm được biểu diễn dưới dạng một biểu đồ gọi là thính lực đồ đơn âm (PTA – pure-tone audiogram), giúp bác sĩ phân tích và đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng thính lực của người được kiểm tra.
2. Mục đích của đo thính lực đơn âm
Đo thính lực đơn âm nhằm mục đích:
- Đánh giá tình trạng có hay không có giảm thính lực.
- Đánh giá mức độ suy giảm thính lực.
- Phân biệt nghe kém dẫn truyền, nghe kém tiếp nhận và nghe kém hỗn hợp.
- Đánh giá hiệu quả của máy trợ thính hoặc phẫu thuật có cải thiện được thính lực hay không.
- Phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến thính lực, từ đó có thể đưa ra các phương pháp can thiệp phù hợp và kịp thời.
3. Ai cần đo thính lực đơn âm?
- Người muốn kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm tra khả năng nghe. Đặc biệt là các đối tượng làm việc, sinh sống trong môi trường ồn ào.
- Có các triệu chứng ở tai như: Nghe kém, ù tai, đầy tai, chóng mặt
- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn
- Tiếp xúc với chất độc tai
4. Kết quả đo thính lực đơn âm
Kết quả đo thính lực đơn âm được thể hiện trên thính lực đồ, với tần số và cường độ âm thanh được biểu diễn theo hai trục. Tần số âm thanh được xếp dọc theo trục hoành, dao động từ 125 Hz đến 8000 Hz, trong khi cường độ âm thanh được sắp xếp trên trục tung, với mức từ 0 dB đến 120 dB.
Thính lực được xem là suy giảm khi ngưỡng nghe qua dẫn truyền đường khí hoặc đường xương vượt quá mức 20 dB
Mức độ mất thính lực có thể dựa vào bảng phân loại nghe kém (ASHA 2010) và được phân theo các mức độ:
- 0-20 dB HL: Bình thường
- 21-40 dB HL: Nghe kém nhẹ
- 41-55 dB HL: Nghe kém trung bình nhẹ
- 56-70 dB HL: Nghe kém trung bình nặng
- 71-90 dB HL: Nghe kém nặng
- 90 dB trở lên: Điếc đặc (sâu)
5. Một số thắc mắc thường gặp
a) Đo thính lực đơn âm có đau không?
Đo thính lực là phương pháp an toàn, không xâm lấn, và hoàn toàn không gây đau.
b) Đo thính lực đơn âm mất bao lâu?
Thời gian thực hiện thường từ 10-20 phút, tùy thuộc vào tình trạng thính giác của bệnh nhân và độ hợp tác trong quá trình đo.
c) Đo thính lực đơn âm có thực hiện được cho trẻ em không?
Đo thính lực đơn âm có thể áp dụng cho trẻ lớn, đã có nhận thức tốt và biết hợp tác trong quá trình đo, thường không sử dụng cho trẻ quá nhỏ vì không hợp tác.
d) Thủng màng nhĩ có điếc không?
Thông thường, đối với các trường hợp chỉ thủng màng nhĩ đơn thuần mà không tổn thương các cấu trúc khác (chuỗi xương con, mê nhĩ, thần kinh VIII,…) thì người bệnh sẽ chỉ nghe kém mức độ từ nhẹ đến trung bình nhẹ.
e) Đeo máy trợ thính mà không cần đo thính lực được không?
Đo thính lực sẽ kiểm tra được loại nghe kém, mức độ nghe kém ở từng tần số khác nhau, nên để có kết quả tốt nhất, bệnh nhân nên đo thính lực để hiệu chỉnh máy tương ứng với kết quả đo.
Tuy nhiên, đo thính lực đơn âm không phải là một phương pháp kiểm tra toàn diện về thính giác. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm các cận lâm sàng khác như: nội soi tai mũi họng, đo nhĩ lượng, đo phản xạ cơ bàn đạp, đo âm ốc tai,…
Bệnh viện Đa Khoa Thiện Hạnh
Bệnh viện Đa Khoa Thiện Hạnh tự hào có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với các trang thiết bị hiện đại. Bệnh viện luôn cập nhật các kỹ thuật mới và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân.
Trang thiết bị hiện đại:
a) Hệ thống buồng đo thính lực: đáp ứng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe về độ cách âm.
b) Máy đo thính lực đơn âm Harp: Xuất xứ từ Italy, đảm bảo độ chính xác của kết quả thính lực đồ.
Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao:
Khoa chúng tôi có các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên sâu trong lĩnh vực tai mũi họng, đảm bảo chẩn đoán và điều trị chính xác nhất.
Giá cả hợp lý:
Mặc dù sử dụng các trang thiết bị cao cấp, chúng tôi vẫn cam kết mang đến dịch vụ với chi phí hợp lý, phù hợp với đa số bệnh nhân.4. Tiện ích đa dạng: đo thính lực đơn âm không phải là một phương pháp kiểm tra toàn diện về thính giác, do đó chúng tôi luôn có sẵn đầy đủ các trang thiết bị cần thiết (Máy đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp, nội soi tai mũi họng) để chẩn đoán tình trạng gây ra suy giảm thính lực cụ thể.