17 Nguyễn Chí Thanh, P. Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

0262 3 950 606 – 115

0262 3 950 606

Dịch vụ Tầm soát Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ tư và là “thủ phạm” thứ hai gây nên tình trạng tử vong ở phụ nữ. Ở Việt Nam, ước tính cứ 100.000 nữ giới sẽ có 20 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung, trong đó có 11 trường hợp tử vong. Cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là thực hiện các xét nghiệm tầm soát định kỳ.

  • Tổng quan
  • Tại sao lựa chọn Thiện Hạnh?

Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp sàng lọc, phát hiện các tế bào bất thường, tiền ung thư ở khu vực cổ tử cung. Thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp sớm phát hiện triệu chứng bất thường, nguy cơ ung thư để sớm có biện pháp điều trị phù hợp. Ở giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung, các triệu chứng thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa khác, do đó người bệnh thường chủ quan không thăm khám phụ khoa cũng như thực hiện các bước sàng lọc ung thư cổ tử cung kịp thời. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cũng như nguồn lực, thời gian và sức khỏe của bệnh nhân.

1. Các nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung

  • Virus HPV (Human Papilloma Virus): Đây là loại virus lây nhiễm và gây ra các bệnh về sinh dục cho cả nam và nữ. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung. Có đến 30-40 chủng gây ra các bệnh về đường hậu môn- sinh dục. Virus HPV nguy cơ thấp thường gây ra các bệnh mụn cóc sinh dục, sùi mào gà, u nhú. Loại virus HPV nguy cơ cao có khoảng 15 chủng gây ra ung thư đặc biệt chủng 16 và 18.
  • Quan hệ tình dục sớm và quan hệ nhiều người.
  • Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, ma túy…
  • Yếu tố gen di truyền
  • Sinh nở quá sớm
  • Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp liên tục
  • Tiền sử mắc các bệnh tình dục như viêm âm hộ, âm đạo, lậu, giang mai,…

2. Lợi ích của tầm soát ung thư cổ tử cung

Thông thường sẽ mất khoảng 15 – 20 năm để các tế bào cổ tử cung biến đổi thành ung thư kể từ khi bị nhiễm HPV. Thời gian này dài hay ngắn còn tùy thuộc vào type HPV, tình hình miễn dịch của người nhiễm cũng như các yếu tố nguy cơ khác (thói quen hút thuốc lá, bị nhiễm đồng thời với bệnh viêm nhiễm sinh dục khác…). Việc sàng lọc, phát hiện ra các tế bào bất thường trước khi chúng trở thành tế bào ung thư mang tới tỷ lệ điều trị bệnh thành công lên tới 80 – 90%. Càng phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị thì các tế bào bất thường phát triển mạnh hơn, hiệu quả điều trị sẽ giảm dần. Vậy có nghĩa là, nếu tầm soát ung thư sớm, chẩn đoán phát hiện được bệnh sớm thì tỷ lệ chữa được bệnh càng cao. Vào giai đoạn I, tỷ lệ điều trị thành công là 85 – 90%. Tỷ lệ này sẽ giảm còn khoảng 75% ở giai đoạn 2; 30 – 40% vào giai đoạn 3 và dưới 15% khi bước vào giai đoạn 4.

3. Khuyến cáo tầm soát ung thư cổ tử cung

Hiện tại ở Việt Nam thời gian tầm soát ung thư cổ tử cung đang được khuyến khích áp dụng như sau:

  • Từ 21- 65 tuổi: tầm soát theo phác đồ tế bào học nếu sau 3 lần xét nghiệm sàng lọc liên tiếp có kết quả âm tính thì có thể giãn thời gian tầm soát thêm 1-2 năm. Tầm soát HPV tập trung thực hiện cho phụ nữ độ tuổi 25 – 65 với chu kì mỗi 3 năm.
  • Trên 65 tuổi: có thể ngừng tầm soát nếu có
  • Ít nhất 3 lần xét nghiệm tầm soát có kết quả âm tính
  • Ít nhất 2 lần tầm soát đồng thời bằng tế bào học và HPV có kết quả âm tính
  • Không có kết quả xét nghiệm bất thường trong vòng 10 năm trước đó
  • Đã cắt tử cung toàn phần vì bệnh lý lành tính.
    Lưu ý:
  • Phụ nữ đã tiêm phòng vacxin HPV vẫn phải tham gia tầm soát.
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như rong kinh, chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh, đau rát khi quan hệ tình dục, viêm nhiễm phụ khoa mãn tính cần tham gia tầm soát sớm.

4. Một số chú ý khi đi xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.

  • Tránh thụt rửa âm đạo, quan hệ tình dục và sử dụng thuốc đặt âm đạo, dung dịch vệ sinh trong 48h trước khi tầm soát.
  • Nên thực hiện tầm soát sau khi sạch kinh nguyệt 5 ngày để đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm
  • Nếu mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín, cần điều trị dứt điểm trước khi thực hiện xét nghiệm tầm soát

5. Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung ở Khoa Xét nghiệm BV Thiện Hạnh:

  • Hiện nay có 2 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến nhất là PAP và HPV. Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện kết hợp xét nghiệm HPV và xét nghiệm PAP để giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả cao nhất.
  • Xét nghiệm PAP: là xét nghiệm phổ biến nhất, có thể phát hiện và tìm kiếm các thay đổi trong tế bào có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung
  • Xét nghiệm HPV là xét nghiệm giúp phát hiện sớm các chủng virus HPV có liên quan đến nguy cơ gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.Tránh thụt rửa âm đạo, quan hệ tình dục và sử dụng thuốc đặt âm đạo, dung dịch vệ sinh trong 48h trước khi tầm soát.

Với các trang thiết bị hiện đại và thao tác hoàn toàn tự động cùng đội ngũ Bác sĩ, Kỹ Thuật viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao nhằm phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm giúp điều trị hiệu quả, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, đặc biệt có thể bảo tồn thiên chức làm mẹ thiêng liêng.