17 Nguyễn Chí Thanh, P. Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

Giúp trẻ bảo vệ và tăng cường miễn dịch trong “cuộc chiến Covid -19”

Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu axit amin thiết yếu sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự thiếu hụt protein hoặc axit amin trong chế độ ăn uống có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch và làm tăng sự nhạy cảm của động vật và con người đối với bệnh truyền nhiễm.

Bộ Y tế (MOH) Singapore xác nhận vào ngày 5/2, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất dương tính với virus Covid – 19 (2019 – nCoV), cho đến nay, là một em bé 6 tháng tuổi, con của một cặp vợ chồng cũng bị nhiễm bệnh. Sự bùng phát dịch có thể chỉ mới bắt đầu, khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết mối quan tâm chính dịch bệnh có thể lan sang các nước có hệ thống y tế mỏng manh, đặc biệt ảnh hưởng đến người có hệ miễn dịch yếu, nhất là trẻ em.

Tuy rằng, với các nỗ lực khống chế dịch bệnh tốt như hiện nay, coronavirus Vũ Hán Covid – 19, Trung Quốc có thể sẽ không gây ra một kịch bản khải huyền như vậy, bởi vì nó thường không lây nhiễm hoặc giết chết những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Chính vì vậy, với trẻ em, những đối tượng chưa có hệ miễn dịch hoàn chỉnh hoặc ít “trải nghiệm” với bệnh tật, chúng ta nên làm gì để giúp trẻ tăng cường chiếc áo giáp gọi là “hệ miễn dịch”?

Trẻ em: Nhiên liệu của ngọn lửa virus

Virus tự bốc cháy sau khi lây nhiễm cho tất cả hoặc hầu hết những người thuộc đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh nhất, như trẻ em.Dịch bệnh bùng phát tựa như một cơn hỏa hoạn.Virus là ngọn lửa.Người dễ bị tổn thương, sức đề kháng yếu là nhiên liệu.Một đợt bùng phát virus sẽ kết thúc khi đã “thiêu hủy” toàn bộ nhóm người nhạy cảm dễ bị lây nhiễm.

Virus corona là một nguyên nhân cực kỳ phổ biến của cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên khác. Những virus này được gọi là zoonoses, có nghĩa là chúng có thể lây nhiễm bệnh cho một số động vật và lây lan từ động vật này sang động vật khác. Một số coronavirus có khả năng lây lan sang người, đặc biệt nếu một số đột biến xảy ra.

tang_cuong_mien_dich_cho_tre

Các triệu chứng có thể bao gồm ho, có thể bị sốt và khó thở.Có một số báo cáo sớm về các triệu chứng không hô hấp, chẳng hạn như buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.Nhiều người hồi phục trong vòng vài ngày.Tuy nhiên, một số người – đặc biệt là trẻ em, người già hoặc những người có hệ miễn dịch yếu – có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Mặc dù cho đến nay không có trường hợp tử vong nào liên quan đến trẻ em, nhưng các bậc cha mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết vì hệ thống miễn dịch của trẻ yếu hơn so với người lớn. Một khi bị virus đánh, trẻ sẽ phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng do yếu tố miễn dịch và kích thước phổi nhỏ hơn.

Trẻ em, người già và bệnh nhân bị hệ thống miễn dịch yếu và các bệnh nền mạn tính khác có nguy cơ bị biến chứng cao hơn, có thể dẫn đến tử vong nếu bị nhiễm virus. Covid – 19 đang lan truyền nhanh hơn nhiều so với SARS vốn ảnh hưởng đến 8.000 người trong 8 tháng. Hiện chỉ sau khoảng 2 tháng, hơn 43.000 trường hợp tại Trung Quốc và 28 quốc gia, vùng lãnh thổ đã được xác nhận nhiễm coronavirus mới Covid – 19.

Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp bồi bổ cơ thể

Bên cạnh việc khuyến khích trẻ em thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, các bé cũng nên tránh xa những người bị bệnh và hạn chế đến nơi đông người. Cho con bú và tiêm phòng là cách bảo vệ tốt nhất cho trẻ sơ sinh; trong khi trẻ em lớn hơn cần một chế độ ăn uống cân bằng, giàu axit amin thiết yếu để tăng cường hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự thiếu hụt protein hoặc axit amin trong chế độ ăn uống có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch và làm tăng sự nhạy cảm của động vật và con người đối với bệnh truyền nhiễm.

Đồng thời, tăng cường hệ thống miễn dịch sẽ giúp cơ thể trẻ chống lại virus và các cuộc tấn công của vi khuẩn. Trẻ nên tập thói quen ăn uống tốt và chọn thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, không phải chỉ đối phó với đại dịch trước mắt mà còn là nền tảng sức khỏe cho tương lai sau này.

1-hrsz

Hệ thống miễn dịch mạnh có thể làm giảm nguy cơ nhiễm virus và vi khuẩn; giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng do virus và tăng tốc quá trình phục hồi sau khi bị nhiễm trùng. Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ một mạng lưới các tế bào, mô và cơ quan phối hợp với nhau trở thành hệ thống phòng thủ của cơ thể chống lại các sinh vật truyền nhiễm và những kẻ xâm lược khác. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch khác nhau do các yếu tố như tuổi tác, thói quen ăn uống và lối sống. Vì vậy, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng hệ thống miễn dịch của chúng ta mạnh mẽ và phù hợp trong cuộc chiến đấu với bệnh tật.

Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch đã được khuyến khích trong bối cảnh cúm mùa kề cận và đại dịch n-CoV 2019 đang chuẩn bị đạt đỉnh.

Một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm carbohydrate (tinh bột), protein, axit amin, chất béo, vitamin và khoáng chất, cũng như uống đủ nước là rất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch.

Rau xanh, các sản phẩm từ sữa, kiwi, trái cây (đặc biệt các loại quả có múi như chanh và cam)… nhiều màu sắc khác nhau rất quan trọng đối với cơ thể để bổ sung và tăng cường khả năng miễn dịch; cũng như các loại hạt như hạnh nhân và hạt điều, có nhiều vitamin như B6, C, E và chất chống oxy hóa, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng và mầm bệnh.

Ngay cả gia cầm và động vật có vỏ nấu chín là những chất tăng cường miễn dịch quan trọng, cung cấp protein và kẽm; nên tránh tiêu thụ thực phẩm nửa chín hoặc sống trong khoảng thời gian này. Các loài sò ốc có nhiều kẽm bao gồm cua, nghêu, tôm hùm và trai; tuy nhiên, lượng khuyến cáo hàng ngày là 11mg đối với nam và 8mg đối với nữ. Quá nhiều kẽm có thể ức chế hệ thống miễn dịch. Sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến sự phát triển xương kém, các vấn đề về tim mạch và hệ thống miễn dịch yếu. Không chỉ vậy, chúng ta có thể bổ sung thêm các thực phẩm với thành phần dinh dưỡng đa dạng, giàu vitamin và khoáng chất, dồi dào protein với nhiều acid amin thiết yếu hỗ trợ tăng cường sức đề kháng…

Ngoài ra, cho trẻ vận động, hít thở không khí ngoài trời, tránh thụ động, ngồi mãi trong nhà, sẽ giúp hệ thống miễn dịch của trẻ ngày càng mạnh mẽ.

Với sự lây lan hiện tại của virus này cùng tốc độ và sự phức tạp của du lịch quốc tế, số ca mắc và tử vong do Covid-19 có thể sẽ tiếp tục tăng. Không nên hoảng sợ, mặc dù chúng ta đang đối phó với một mầm bệnh nghiêm trọng và mới lạ.Chúng ta có những bài học hữu ích từ các loại virus nghiêm trọng khác, như SARS và MERS.
Thực tế, vào mùa lạnh, mọi người thường nhiều khả năng mắc cúm B (cúm mùa) hơn bất kỳ loại virus nào khác: cứ 10 người có 1 người bị cúm. Vì vậy, bất kể thời gian nào, bạn vẫn nên đưa trẻ đi chích ngừa cúm.Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi đã được tiêm vắcxin, dù trẻ mắc cúm phải nhập viện điều trị, ít có nguy cơ tử vong.
Theo: https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/giup-tre-bao-ve-va-tang-cuong-mien-dich-trong-cuoc-chien-covid-19-

TIN TỨC NỔI BẬT