BỆNH VIỆN ĐA KHOA THIỆN HẠNH
Cùng bạn chăm lo sức khỏe

Tật khúc xạ

Tật khúc xạ là gì?

Mắt của chúng ta khỏe mạnh khi nhìn đồ vật sẽ hiện đúng trên võng mạc của mắt, khi đó chúng ta nhìn đồ vật thấy rõ nét.

Khi mắt bị tật khúc xạ tức là mắt có bất thường ở các thành phần quang học (như giác mạc, thể thủy tinh) làm cho ánh sáng đi vào mắt qua các thành phần này không hiện đúng trên võng mạc của mắt khi đó chúng ta nhìn đồ vật sẽ bị nhòe mờ, nhìn không rõ. Khi nhìn lâu ta thấy mắt nhức và mỏi.

Tật khúc xạ làm cho mắt không nhìn được bình thường, thị lực giảm ở mức độ khác nhau tùy theo mức độ và loại khúc xạ.

Tật khúc xạ  bao gồm tật cận thị, viễn thị và loạn thị của mắt trong đó chủ yếu là cận thị. Hiện nay ở nước ta cận thị đang là căn bệnh báo động trong lứa tuổi học đường, tỷ lệ cận thị trong giới học đường hiện khoảng 30-40%, ở một số thành phố lớn con số này còn lên tới 80%.

Tật khúc xạ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như giảm khả năng lao động và sinh hoạt bình thường, có thể tác động đến sự phát triển tâm lý của trẻ.

Tat khuc xa

Nguyên nhân của tật khúc xạ

Nguyen nhan tat khuc xa

  • Do bẩm sinh, di truyền (60% các trường hợp).
  • Số còn lại là do tác động của môi trường như thời gian và mức độ sử dụng mắt

+ Làm việc bằng mắt quá nhiều ≥8h/ngày và quá lâu liên tục ≥2 giờ

+ Cường độ ánh sáng quá tối và nhìn vật quá gần

+ Sau phẫu thuật mắt hoặc chấn thương mắt…

Triệu chứng khi mắt bị tật khúc xạ

Deo kinh can

Ở người lớn khi bị tật khúc xạ có thể phát hiện sớm nhưng ở các em nhỏ thường chỉ phát hiện khi các em bắt đầu đi học (đa số là bị cận thị), cô giáo thấy đọc sai chữ trên bảng, nhầm chữ hoặc bé học sa sút. Lúc đó bố mẹ mới cho đi khám và đeo kính thì đã muộn vì cận thị xuất hiện càng sớm thì mức độ tiến triển càng nhanh, làm thị lực giảm sút nhiều, và khó hồi phục. Do vậy các bậc cha mẹ cần lưu ý và cho trẻ đi khám mắt khi nhận thấy các bé có dấu hiệu sau

  • Nhìn vật gì cũng phải đưa sát vào mắt mới nhìn rõ: ngồi quá gần tivi, cúi sát mắt vào sách vở.
  • Hay nheo mắt để nhìn mọi vật, đặc biệt khi ánh sáng yếu
  • Nghiêng hoặc quay đầu để nhìn cho rõ
  •  Thường dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ
  • Sợ sáng, chói mắt, hay chảy nước mắt
  • Tránh né những hoạt động nhìn xa như ném bóng, đá cầu, thích thú với các hoạt động nhìn gần như đọc truyện, xem phim, chơi game…Kết quả học tập sút kém, kêu nhìn mờ hoặc nhức mắt

Điều trị tật khúc xạ như thế nào ?

Benh ly mat

Thị lực của mắt có thể phục hồi nếu được phát hiện sớm và chăm sóc mắt đúng cách.

– Cho trẻ đi khám mắt ở địa chỉ uy tín, đo thị lực và đeo kính hợp lý giúp trẻ có được thị lực tốt, trẻ có thể hòa nhập vào các hoạt động mà trẻ yêu thích và giúp hạn chế được tốc độ tăng số của mắt.

– Hướng dẫn trẻ học tập và vui chơi ở khoảng cách thích hợp, ngồi học đúng tư thế, đủ ánh sáng.

– Chế độ ăn uống hợp lý, thực đơn hàng ngày chúng ta nên có nhiều các loại rau xanh thẫm, cà rốt, bí đỏ, cà chua cung cấp các vitamin dưỡng mắt như Vitamin A, vitamin E, vitamin B

– Thuốc mắt: Trẻ bị tật khúc xạ có thể cần bổ sung thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống, giúp cho mắt khỏe mạnh hơn. Trẻ đang thời kỳ phát triển nên các yếu tố vi lượng rất cần thiết cho thị giác, nhưng phải có sự kiểm soát của bác sĩ. Nhiều cách để sử dụng vitamin, đơn giản nhất là ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Khi nghi ngờ hoặc bị tật khúc xạ cần đến những cơ sở chuyên khoa để được phát hiện và đo chỉnh kính. Nếu bị tật khúc xạ nên đeo kính đúng độ, tái khám sau 06 tháng. Đối với trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành cách duy nhất để điều chỉnh tật khúc xạ là đeo kính gọng. Đối với trẻ lớn hoặc người lớn, ngoài đeo kính gọng còn có thể đeo kính sát tròng. Đối với người lớn trên 18 tuổi có thể phẫu thuật laser điều trị tật khúc xạ khi khúc xạ ổn định.

Logo 3D
Share This