BỆNH VIỆN ĐA KHOA THIỆN HẠNH
Cùng bạn chăm lo sức khỏe

Phòng ung thư dạ dày, những dấu hiệu nguy cơ nên tầm soát sớm

Ung thư dạ dày là một trong những ung thư phổ biến trên thế giới, tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam và thứ 4 ở nữ giới. Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở cả hai giới. Ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Ung thư dạ dày do đâu?
Nguyên nhân ung thư dạ dày thường liên quan đến các tổn thương tiền ung thư, các yếu tố môi trường, yếu tố nội sinh và yếu tố di truyền.

Các tổn thương tiền ung thư có thể là nguy cơ ung thư dạ dày, viêm dạ dày mạn tính kéo dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mạn tính niêm mạc dạ dày. Tiếp theo các các biến đổi dị sản của tế bào, rồi các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng. Loạn sản kéo dài cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày.

Thói quen sinh hoạt cũng được coi là yếu tố nguy cơ. Ăn các loại thức ăn có chứa nitrate như thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói… làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Béo phì: người béo phì dễ bị mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường.

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): được coi là một nguyên nhân gây ung thư dạ dày. HP làm viêm teo đét niêm mạc dạ dày mãn tính, gây nên các tổn thương tiền ung thư.

Di truyền: Ung thư dạ dày liên quan tới một số hội chứng di truyền, người thân có mắc bệnh này.

Triệu chứng nhận biết ung thư dạ dày
Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng có thể gồm:

– Sút cân

– Đau chướng bụng, đặc biệt vùng trên rốn

– Mệt mỏi, chán ăn hoặc cảm giác ậm ạch khó tiêu

– Buồn nôn, nôn

– Đi ngoài phân đen

– Sờ thấy u ở bụng

ung-thu-da-day-song-duoc-bao-lau1-163011815907774515423Hình ảnh tổn thương dạ dày do ung thư

Tất cả các triệu chứng trên có thể do các nguyên nhân khác ngoài ung thư dạ dày. Nhưng khi bạn có các triệu chứng trên, hãy đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Các đối tượng có nguy cơ sau cần tầm soát ung thư dạ dày:

– Tuổi cao (> 50 tuổi).

– Có người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa…

– Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng mạn tính, nhiễm HP.

– Người có thói quen ăn uống nhiều đồ muối, đồ nướng, thực phẩm bảo quản kém chất lượng.

– Người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia.

– Người có các triệu chứng nghi ngờ ung thư dạ dày: đau bụng, ợ hơi, ợ chua kéo dài, …

photo-1630117381034-16301173821181491074601Chế độ ăn giàu chất xơ và đầy đủ dinh dưỡng khác, hạn chế chất béo sẽ tốt cho sức khỏe của bạn

Phòng tránh ung thư dạ dày
– Khám tầm soát và xử lý triệt để các khối polype, u lành trong dạ dày.

– Tầm soát ung thư định kỳ nếu tiền sử gia đình có người mắc ung thư đường tiêu hoá…

– Duy trì cân nặng lý tưởng và thói quen tập thể dục.

– Hạn chế bia, rượu và các chất kích thích.

– Sử dụng những thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, chế độ ăn giàu chất xơ.

– Điều trị các bệnh lý viêm dạ dày ngay khi phát hiện bệnh.

Chẩn đoán ung thư dạ dày như thế nào?
Nội soi dạ dày là phương pháp quan trọng để chẩn đoán ung thư dạ dày. Bằng hệ thống nội soi hiện đại, các bác sĩ có thấy phát hiện khối u rõ ràng.

Sinh thiết – Các bác sĩ sẽ lấy một phần khối u qua nội soi dạ dày, sau đó sẽ quan sát mẫu bệnh phẩm qua kính hiển vi để chẩn đoán .

Xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh như cắt lớp vi tính hay siêu âm – phương pháp tạo lại các hình ảnh bên trong cơ thể để nhận định tổn thương.

Theo: https://suckhoedoisong.vn/phong-ung-thu-da-day-nhung-dau-hieu-nguy-co-nen-tam-soat-som-169210828092605.htm

Logo 3D
Share This