BỆNH VIỆN ĐA KHOA THIỆN HẠNH
Cùng bạn chăm lo sức khỏe
BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG Ở TRẺ EM

BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG Ở TRẺ EM

Hỏi: Tôi có cháu nhỏ 12 tháng tuổi, hiện cháu đang bị ho và sổ mũi kéo dài đã 03 tuần, mặc dù tôi đã đưa cháu đi khám ở bệnh viện rất nhiều lần và được các bác sĩ cho nhiều loại kháng sinh để điều trị nhưng hiện nay tình trạng ho, ngạt mũi chảy nước mũi vàng, đặc, rất nhiều đờm trong cổ họng của cháu vẫn không giảm. Đêm ngủ cháu thở rất khó khăn do ngạt mũi và khi tôi dùng nước muối biển nhỏ cho cháu thì đờm chảy xuống họng gây ho liên tục và nôn sau khi ăn.

Trả lời:

Cháu bị viêm mũi họng do vi khuẩn vì cháu bị ngạt mũi, nước mũi vàng và đặc đã được điều trị nhưng không giảm. Tôi đề nghị nên điều trị cho cháu tích cực hơn:

– Làm thông thoáng mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý (Nacl 0,9%) thường xuyên mỗi ngày từ 6 – 10 lần hoặc sử dụng nước muối sinh lý dạng phun sương.

– Cho cháu ở nơi thông thoáng tránh bụi và khói thuốc.

– Đưa cháu đến phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng Nhi để làm kháng sinh đồ và điều trị kháng sinh thích hợp. Chụp X quang xem cháu có bị VA (sùi vòm) hay không ? Nếu có cần nạo VA sớm.

Logo 3D
Share This